Ở thành phố Hồ Chí Minh hay bất cứ tỉnh thành nào trên đất nước ta hiện nay cũng đều không khó để bạn tìm đến một địa chỉ in ấn tem nhãn decal chuyên nghiệp. In ấn đang là một lĩnh vực phát triển khá mạnh và còn ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong vấn đề quảng cáo, in ấn tem nhãn sản phẩm hàng hóa. Ngày nay, có nhiều phương pháp in ấn được sử dụng để phục vụ nhu cầu rất đa dạng của khách hàng như in kỹ thuật số, in lưới hay in offset.
Trong các phương pháp in kể trên thì in offset được cho là phương pháp in tối ưu nhất. Với những trường hợp cần in ấn số lượng lớn, phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều. Đặc biệt chất lượng bản in, chất lượng hình ảnh vô cùng hoàn hảo. Chính vì thế, đây là kỹ thuật in được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều.
Xem thêm:
Dịch vụ Vẽ quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục lục
Quy trình in offset
Để có được một bản in sản phẩm tem nhãn decal hoàn chỉnh, bắt mắt và hoàn hảo như chúng ta thấy bằng phương pháp in offset thì không hề đơn giản. So với in kỹ thuật số thì in offset ban đầu mất nhiều thời gian hơn. Và để có thể biết được là trước khi đưa đến tay khách hàng một chiếc nhãn, một cái tem hay một bản decal đã diễn ra những gì thì hãy tìm hiểu về quy trình in offset dưới đây.
Thiết kế chế bản
Công đoạn đầu tiên trong hành trình của một chiếc tem nhãn chất lượng chính là việc tạo ra đối tượng cần in ở trên máy tính hay còn gọi là bước thiết kế bản mẫu. Bản mẫu được thiết kế bằng các phần mềm trên máy tính để chắc chắn bản in chuẩn file để in không bị lỗi, bị hỏng bao gồm các tư liệu liên quan đến sản phẩm cần in như tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, hình ảnh liên quan đến sản phẩm, địa chỉ, số điện thoại,… và sẽ được người thiết kế sắp xếp, thiết kế lại một cách hài hòa, hợp lý, đẹp mắt dựa trên những yêu cầu, ý muốn của khách hàng. Hoặc cũng có thể là in ấn theo thiết kế có sẵn từ doanh nghiệp và các đơn vị cần in ấn.
Output Film
Sau khi đã thiết kế xong chế bản rồi thì cơ sở in ấn sẽ tiến hành xuất để outfilm. Đối với những thiết kế có hình ảnh thì film sẽ được xuất ra thành 4 tấm đại diện cho 4 lớp màu là C – Cyan (màu xanh nhạt), M – Magenta (màu hồng), Y – Yellow (màu vàng) và K – Black (màu đen), 4 màu được gọi chung trong in offset là hệ màu CMYK.
Trên cơ sở 4 màu sắc cơ bản này thì có thể tạo ra được rất cả các màu sắc còn lại. Có thể là kết hợp 3 màu lại hay cả 4 màu lại với nhau, trên các thông số khác nhau sẽ tạo ra những màu sắc khác như ý. Quá trình này còn được gọi là quá trình output 4 tấm phim.
Phơi bản kẽm
Sau khi đã xuất được 4 tấm phim với 4 màu CMKY rồi thì cơ sở in ấn sẽ đem phơi từng tấm phim một lên bản kẽm. Đây là quá trình đem chụp hình từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Và khi đã có 4 bản kẽm này rồi thì chúng ta có thể đem in.
In offset
Người ta sẽ tiến hành in ấn từng màu một, các tấm màu sẽ được bố trí trước sau tùy theo kỹ thuật in của từng đơn vị in ấn.
Chọn một tấm kẽm màu trong số 4 màu đó để lắp lên quả lô máy in offset trước đã. Và bản kẽm màu nào thì người in sẽ cho màu mực tương ứng vào phần mực của máy. Ví dụ như bản kẽm màu Cyan thì sẽ cho mực màu cyan hay bản kẽm màu black thì sẽ cho màu black vào ổ mực. Khi quả lô quay qua tờ giấy thì sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
Với mỗi màu in thì người ta sẽ cho chạy thử khoảng 50 bản cho màu ổn định, nghĩa là qua 4 màu thì sẽ có 200 bản chạy thử. Sau khi đã in xong bản kẽm màu đầu tiên rồi thì người ta sẽ tiến hành tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ đi, cho bản kẽm mới vào, cho giấy đã in một màu kia vào và tiếp tục quy trình như vậy. Thực hiện liên tục tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 bản in 4 màu chồng lên nhau sẽ cho ra thành phẩm cuối cùng với màu sắc như ý.
Gia công sau in
Công đoạn này gọi là công đoạn cán láng, là công đoạn tô điểm thêm cho sản phẩm, sẽ cán lên trên bề mặt của tờ giấy in hoàn chỉnh một lớp màng mỏng để sản phẩm được láng mịn hơn. Tờ giấy sau khi in hiển thị màu sắc, hình ảnh cũng đẹp hơn. Tuy nhiên đây là công đoạn không bắt buộc và chỉ thực hiện gia công khi khách hàng yêu cầu.
Có hai kiểu cán láng đó là cán mờ và cán bóng. Trong khi cán mờ sẽ làm cho bề mặt sản phẩm in mịn mềm hơn thì cán bóng sẽ làm cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cuối cùng đó chính là tiến hành xén để có được thành phẩm hoàn thiện. Người ta sẽ dùng một tờ giấy to tương ứng với khổ in của máy in để tiến hành in ấn. Sau khi in xong rồi thì sẽ dùng máy xén để tạo hình góc cạnh cân đối đúng với tiêu chuẩn của thiết kế ban đầu.
Trên đây là quy trình in tem nhãn decal bằng kĩ thuật in offset của Công ty Quảng cáo Quả xoài vàng. Nếu bạn là doanh nghiệp đang cần tìm hiểu về quy trình tạo ra một sản phẩm tem nhãn decal thì đây là thông tin vô cùng hữu ích. Và bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm in ấn tem nhãn decal bên công ty chúng tôi chỉ qua nhấp chuột vào đường link dưới đây: